'Chỉ có 1 lựa chọn duy nhất', Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự bỏ tiền túi hơn 46.000 tỷ đồng để bán ô tô VinFast sang Mỹ vào năm 2021, quyết tạo thương hiệu quốc tế

Chủ tịch Vingroup tham vọng đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô quốc tế và trước mắt sẽ xuất khẩu dòng xe điện sang các thị trường như Mỹ, Nga và châu Âu trong năm 2021.

Theo tờ Blooomberg, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết đang có dự định xuất khẩu những chiếc xe chạy điện sang thị trường Mỹ vào năm 2021. Vị Chủ tịch Vingroup tự chi 2 tỷ USD (khoảng hơn 46.000 tỷ đồng) trong khối tài sản của mình để đạt được mục đích đó. Số tiền này chiếm khoảng một nửa vốn đầu tư của VinFast.

"Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tạo ra thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn và chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều. Chỉ có duy nhất một lựa chọn," ông Vượng trả lời phỏng vấn Bloomberg.

 

Chỉ có 1 lựa chọn duy nhất, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự bỏ tiền túi hơn 46.000 tỷ đồng để bán ô tô VinFast sang Mỹ vào năm 2021, quyết tạo thương hiệu quốc tế - Ảnh 1.

 

Ông Phạm Nhật Vượng đặt niềm tin vào thương hiệu VinFast và đang dồn lực thúc đẩy phát triển.

Trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới mà Bloomberg thống kê, ông Vượng có giá trị tài sản ròng là 9,1 tỷ USD. Vị tỷ phú đã bán một phần cổ phần của mình tại Vingroup vào năm ngoái và có kế hoạch bán tiếp tới 10% nữa để gây quỹ cho dự án VinFast đầy tham vọng. Hiện tại, ông Vượng nắm 49% cổ phần VinFast, và 51% còn lại của Vingroup. Ông Vượng đang trực tiếp nắm 26% cổ phần Vingroup, theo số liệu của Bloomberg.

Ông Vượng cho biết VinFast sẽ không có lợi nhuận trong nhiều nhất 5 năm nữa bởi thị trường trong nước quá nhỏ. Việc bán xe ra nước ngoài chính là cách tạo ra lợi nhuận.

Mẫu ô tô điện đầu tiên của VinFast sẽ được xuất xưởng sớm nhất vào cuối năm sau. Tuy nhiên, Chủ tịch Vingroup cho biết ông đã có dự định xuất khẩu những chiếc xe này sang các thị trường Mỹ, Nga và châu Âu trong năm 2021.

 

Chỉ có 1 lựa chọn duy nhất, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự bỏ tiền túi hơn 46.000 tỷ đồng để bán ô tô VinFast sang Mỹ vào năm 2021, quyết tạo thương hiệu quốc tế - Ảnh 2.

 

Bản phác thảo ô tô điện của hãng EDAG của Đức làm cho VinFast.

Chặng đường phía trước chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. Ở mảng thị trường ô tô điện, rất nhiều startup Trung Quốc được đầu tư hàng tỷ USD nhưng chỉ một số ít trong đó có lợi nhuận. Ví dụ như nhà sản xuất ô tô thuần điện lớn nhất Trung Quốc là công ty BAIC BluePark New Energy Technology đang dự báo một năm 2019 thua lỗ.

Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành công ty tư vấn ô tô toàn cầu ZoZo Go LLC cho biết VinFast cần xác định rõ ràng những rào cản phía trước để cạnh tranh ở thị trường ngoài Việt Nam. Ông cho biết để cạnh tranh được tại Mỹ - thị trường khắc nghiệt nhất thế giới - bạn cần phải có một thương hiệu vững mạnh.

"Rất nhiều người tiêu dùng ưu tiên mua một chiếc ô tô cũ của thương hiệu Toyota và Honda thay vì mua một chiếc xe mới của một thương hiệu lạ. Nhà sản xuất ô tô Việt Nam sẽ cần xuất xưởng ít nhất 100.000 chiếc xe mỗi năm để có mức giá cạnh tranh trên thị trường, phát triển một thương hiệu mang tính toàn cầu và thiết lập mạng lưới phụ tùng, dịch vụ. VinFast vẫn có cơ hội để tấn công vào thị trường nhỏ hơn là ASEAN," ông Dunne nhận định.

 

Chỉ có 1 lựa chọn duy nhất, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự bỏ tiền túi hơn 46.000 tỷ đồng để bán ô tô VinFast sang Mỹ vào năm 2021, quyết tạo thương hiệu quốc tế - Ảnh 3.

 

VinFast vẫn đang trong giai đoạn khẳng định chất lượng và nâng tầm thương hiệu tại Việt Nam.

Trong những năm tới, Vingroup sẽ phải chi hàng ngàn tỷ đồng để bù lỗ cho VinFast, mà theo ước tính cụ thể lên tới khoảng 18.000 tỷ đồng/ năm. Khoản lỗ này còn bao gồm các chi phí tài chính và chi phí khấu hao, lên tới khoảng 7.000 tỷ đồng/năm vì những chiếc xe được bán với giá thấp hơn giá thành sản xuất.

Vingroup sẽ phải lấy nguồn vốn từ các mảng khác để đầu tư vào VinFast, đồng thời tạo ra các công ty con để giảm chi phí - Bloomberg dẫn lời ông Vượng cho biết. VinFast cũng sẽ phải tiếp tục vay, thêm vào khoản 1,95 tỷ USD mà đã từng kêu gọi được trước đó. Ông Vượng cũng đang lên kế hoạch đưa VinFast lên sàn chứng khoán không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nước ngoài.

"Chúng tôi có khát khao xây dựng một thương hiệu Việt Nam đạt chứng nhận chuẩn quốc tế. Thách thức lớn nhất của chúng tôi là những sản phẩm Việt Nam không có thương hiệu quốc tế. Đối với nhiều bạn bè trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nghèo và lạc hậu. Chúng tôi sẽ phải tìm cách để chứng minh rằng sản phẩm của chúng tôi thể hiện một Việt Nam đang phát triển và đạt được những tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới," ông Phạm Nhật Vượng trả lời Bloomberg.

 

Tin tức liên quan
Ô tô VINFAST được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Liên minh Châu Âu

Ô tô VINFAST được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Liên minh Châu Âu

HOT: Ô tô điện VinFast sẽ ra mắt tại Triển lãm Los Angeles 2020, hướng tới xuất khẩu xe sang Mỹ

HOT: Ô tô điện VinFast sẽ ra mắt tại Triển lãm Los Angeles 2020, hướng tới xuất khẩu xe sang Mỹ

Honda Accord giành giải "Oscar ô tô thế giới"

Honda Accord giành giải "Oscar ô tô thế giới"

Hyundai Thành Công một lần nữa đánh cược với dòng ô tô siêu nhỏ giá khoảng 300 triệu đồng trước “cơn bão” VinFast Fadil “taxi”?

Hyundai Thành Công một lần nữa đánh cược với dòng ô tô siêu nhỏ giá khoảng 300 triệu đồng trước “cơn bão” VinFast Fadil “taxi”?

Ô tô Toyota sẽ mang công nghệ an toàn như Lexus

Ô tô Toyota sẽ mang công nghệ an toàn như Lexus

Những chính sách đáng chú ý về ô tô trong năm 2021

Những chính sách đáng chú ý về ô tô trong năm 2021