Thị trường xe Trung Quốc và châu Âu đảo chiều, Bắc Mỹ nín thở chờ đợi COVID-19

Trong khi vào tháng trước làng xe châu Âu vẫn còn đôi phần dửng dưng trước COVID-19 trong khi Trung Quốc "đóng băng" thì giờ tình thế đã xoay chuyển 180 độ.

Từ đầu năm 2020 khi Trung Quốc đang chật vật đối phó với dịch COVID-19, các hãng xe châu Âu có đôi phần "bình chân như vại" khi cho rằng chỉ cần chuyển dịch chuỗi cung ứng về lục địa già này là có thể đối phó ảnh hưởng của dịch tại Trung Quốc, nhất là khi họ không có cơ sở sản xuất quá lớn tại quốc gia này như các tập đoàn Bắc Mỹ (ngoại trừ VW và Mercedes).

Khi đó, các hãng xe chỉ lên tiếng quan ngại về việc thiếu thốn linh kiện lắp ráp và đổ xô đi tìm đối tác cũng tới từ châu Âu, coi đây như biện pháp hữu hiệu để đối phó ảnh hưởng từ COVID-19. Nay, "trải nghiệm kinh hoàng" mà các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc hứng chịu từ tháng 2 đang tái diễn gần như chính xác 100% với phần lớn các thương hiệu châu Âu.

 

Thị trường xe Trung Quốc và châu Âu đảo chiều, Bắc Mỹ nín thở chờ đợi COVID-19 - Ảnh 1.

 

Tính đến giữa tháng 3, nền công nghiệp ô tô Italia – một trong 3 thế lực của làng xe châu Âu cùng Đức và Pháp coi như đã bị vô hiệu hóa tạm thời. 2 cái tên còn lại trong bộ 3 cũng đang chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh và sản lượng xe của họ rất có thể sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới khi chính phủ khuyến cáo đóng cửa nhà máy để tránh lây lan dịch bệnh.

Tập đoàn VW hôm qua phát đi tín hiệu khẩn rằng trong tương lai gần họ rất có khả năng phải đóng cửa các nhà máy Seat/Skoda vì "nhiều lý do". 2 tập đoàn lớn khác là Jaguar Land Rover và PSA thì đang đau đầu kiểm soát dịch khi có các nhân viên nghi nhiễm.

Tại sao rút chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc trong giai đoạn dịch COVID-19 nói thì dễ, làm thì khó?

Đó là mới chỉ nói tới sản lượng của các hãng xe, doanh số lại là một yếu tố khiến họ đau đầu khác. Tại tâm dịch Trung Quốc, trong tháng 2 doanh số xe nước này giảm gần 80% xuống mức kỷ lục. Trong tháng 3 và có thể là cả tháng 4, người châu Âu nhiều khả năng sẽ chứng kiến con số tương tự.

Ngược lại, tại Trung Quốc, các nhà máy đã bắt đầu sáng đèn khi nước này đã kiểm soát được dịch hiệu quả. Nhiều nhà máy của các thương hiệu lớn đã quay trở lại hoạt động (dù chưa hết công suất) từ tuần trước. Toyota thậm chí còn đang tăng ca sản xuất để cố gắng bù lại sản lượng đã mất đi vì hãng biết rằng xe mình bán ra khó lòng "ế". Dây chuyền sản xuất và cung ứng của GM cũng rục rịch vận hành trở lại. Honda mở cửa nhà máy ở tâm dịch Vũ Hán từ 11/3.

 

Thị trường xe Trung Quốc và châu Âu đảo chiều, Bắc Mỹ nín thở chờ đợi COVID-19 - Ảnh 3.

Đỉnh dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã trôi qua.

Sau châu Âu, "thành trì" cuối cùng của nền công nghiệp xe phương Tây là Mỹ sẽ bắt đầu cảm nhận sức nóng từ COVID-19 từ giữa tháng 3 trở đi – thời điểm chính phủ nước này đã thừa nhận COVID-19 là tình huống khẩn cấp quốc gia. 3 đại gia Detroit đã cho nhân viên bàn giấy làm việc từ xa nhưng các nhà máy vẫn tạm thời vận hành bình thường.

Dù vậy, với đà tăng số ca nhiễm đều đặn lên tới 30%/ngày trong khi các biện pháp phòng/chống dịch chưa hiệu quả, nhiều khả năng Ford/FCA/GM sẽ rơi vào tình cảnh giống các hãng xe Italia ngay trong tháng 3.

Tin tức liên quan
Hongqi E-HS9 - Xe Trung Quốc xuất trận đấu BMW X7

Hongqi E-HS9 - Xe Trung Quốc xuất trận đấu BMW X7

Huanghai N3 - Xe bán tải giá rẻ đến từ Trung Quốc

Huanghai N3 - Xe bán tải giá rẻ đến từ Trung Quốc

Techrules - siêu xe điện Trung Quốc 1.030 mã lực, chạy 2.000km

Techrules - siêu xe điện Trung Quốc 1.030 mã lực, chạy 2.000km

Mazda3 giành giải thưởng Xe hơi của năm 2020 tại Trung Quốc

Mazda3 giành giải thưởng Xe hơi của năm 2020 tại Trung Quốc

Hãng xe Trung Quốc Geely "tiện tay" đầu tư vào Aston Martin

Hãng xe Trung Quốc Geely "tiện tay" đầu tư vào Aston Martin

Viễn cảnh nào dành cho xe hơi Changan Trung Quốc tại Việt Nam?

Viễn cảnh nào dành cho xe hơi Changan Trung Quốc tại Việt Nam?